Thuật ngữ Audio Codec được dùng thường xuyên cho các dòng tai nghe Buetooth, tai nghe không dây như tai nghe True Wireless, tai nghe Chụp tai không dây. Và ngoài âm thanh ra thì còn có Video Codec, trong nội dung bài viết này TNH sẽ nói về Audio Codec.
Vậy Audio Codec là gì, có ảnh hưởng gì đến chất lượng âm thanh không? chúng ta cùng đi vào chi tiết bài viết nhé
Audio Codec là gì?
Vai trò chính của một bộ Audio Codec là nén một luồng âm thanh từ nguồn phát âm thanh (máy tính, laptop, điện thoại …) và vận chuyển đến nguồn nhận (là các tai nghe True Wireless, tai nghe Bluetooth), khi đến nguồn nhận thì Audio codec giữ luôn vai trò giải nén âm thanh tạo nguồn nhận (Receiver).
Tại sao lại phải Codec?
Câu hỏi nhiều người thường hỏi là cứ để vậy mà nghe luôn chứ codec làm chi cho mệt, mất công, tốn năng lượng.
Giả sử một file âm thanh của một bài hát khoảng 5M byte, khi bạn phát ra từ điện thoại và đến tai nghe Bluetooth thì nhạc sẽ được gửi qua Bluetooth ở bước sóng 2.4GHz thì nếu để nguyên thì tốc độ đường truyền sẽ rất rất chậm và chưa kể âm thanh bị thất thoát trong khi truyền.
Khi Xem video mà tốc độ truyền như vậy sẽ gây ra độ trễ rất lớn, gây ức chế và lệch tiếng và hình đi rất nhiều. Khi đó Codec ra đời để giải quyết vấn đề này.
Các codec được sử dụng để mã hóa tín hiệu hoặc nén tín hiệu âm thanh và chuyển đến nơi phát, và nơi phát sẽ giải nén hoặc giải mã, khi được nén thì luồng âm được chuyển đi rất nhanh.
Bạn tưởng tưởng như bạn ôm một bao gạo 5kg và chạy sẽ bị chậm hơn việc bê một bao gạo 5g
Ba tham số quan trọng của Audio Codec
Sample Rate
Sample Rate là tốc độ lấy mẫu (tỷ lệ lấy mẫu), được được đo bằng đơn vị Hz, chỉ ra số lượng mẫu được lấy trên một đơn vị thời gian. Nó nắm bắt biên độ tín hiệu tại một thời điểm cụ thể.
Ngoài ra Sample Rate còn được gọi là tần số mẫu.
Tốc độ lấy mẫu càng cao, luồng âm thanh nén càng gần với luồng gốc, nhưng kích thước tập âm thanh thu được càng lớn.
Theo như định lý lấy mẫu của Nyquist, tần số lấy mẫu để tạo ra dạng sóng gốc chính xác phải gấp đôi tần số ban đầu của tín hiệu.
Bit Depth
Bit Depth là độ sâu bit có đơn vị là bits, nó chỉ ra số lượng bit trong mỗi mẫu, và hiện nay các giá trị Bit Depth phổ biến bao gồm: 16 bit, 24 bit và 32 bit.
Bit Rate
Bit Rate là tốc độ bit có đơn vị là kbps (kilo bit trên giây), chỉ ra số lượng bit được mã hóa trong mỗi giây, và tương quan với chất lượng âm thanh của luồng.
Tốc độ bit càng cao thì chất lượng luồng càng cao, bạn có thể thấy nhạc chất lượng tốt thì từ 96kbps trở lên, chẳng hạn như trên Zing hay nhacuatui để nghe nhạc chất lượng cao 320kbps thì bạn phải trả tiền hoặc mua gói VIP mới sử dụng được.
Tốc độ bit cho luồng âm thanh không nén được tính bằng như sau:
bit rate (luồng âm thanh không nén) = sampling rate × bit depth × số kênh mã hóa
Những loại Codec Audio phổ biến hiện nay
Codec LC3
Đây là codec âm thanh mới nhất được SIG (tổ chức về chuẩn Bluetooth toàn cầu) phát hành vào năm 2020 với nhiều cải tiến vượt bậc so với chuẩn codec cũ là SBC.
LC3 cho trải nghiệm âm thanh tốt hơn, tốc độ truyền tải tốt hơn, tiết kiệm năng lượng hứa hẹn cho thời lượng pin tốt hơn khi các dòng tai nghe Bluetooth được trang bị chuẩn Codec này.
Xem thêm: Tìm hiểu về Codec LC3
Codec SBC
Đây là codec được sử dụng hầu hết trên các dòng tai nghe không dây, codec này được SIG (Bluetooth Special Interest Group) nghiên cứu phát triển.
Codec này có tuổi đời trên 20 năm rồi nên nó cũng chuẩn bị được thay thế bởi LC3, SBC chỉ có khả năng truyền tải âm thanh với bit rate tối đa là 328kbps.
Xem thêm: Tìm hiểu về Codec SBC
Codec AAC
Codec AAC được công bố vào tháng 4 năm 1997 bởi Moving Picture Expert Group (MPEG), là sản phẩm kết hợp của AT&T Bell Labolatories, Fraunhofer Institute, Dolby Laboratories, Sony Corporation&Nokia.
Codec AAC có tốc độ truyền tải tối đa với Bit Rate là 250kbps cho các audio âm thanh, tuy nhiên mình đánh giá dây vẫn chưa phải là codec ngon về chất lượng âm thanh và đột trễ.
Codec aptX, aptX HD
aptX cũng là một codec được ra đời từ thập niên 80 của thế kỷ trước hay dùng trong các studio phim đài phát thanh radio, sau đó được Cambridge Silicon Radio (CSR) mua lại và được Qualcom mua lại vào tháng 8 năm 2015.
Ở thời điểm hiện tại thì aptX đã được sử dụng phổ biến trên các dòng tai nghe True Wireless, và thường có thể tùy chỉnh codec aptX trong các điện thoại Android cao cấp sử dụng chip Snapdragon của Qualcomm.
Còn aptX HD là phiên bản nâng cấp của aptX hỗ trợ âm thanh chất lượng tốt với 24-bit/192kHz, tỷ lệ nén vẫn tương đồng với aptX là 4:1 nhưng Bit Rate đã nâng lên 576kbps.
Xem thêm: Tìm hiểu về aptX
Codec LDAC
LDAC là viết tắt của
LDAC là công nghệ Audio Coding của tập đoàn Sony, LDAC hoạt động trên 3 cấp độ như: 330kbps, 660kbps và 990kbps.
Và với Bit Rate lớn như vậy thì rõ ràng là LDAC vượt trội hơn rất nhiều so với các codec trên, thậm chí LDAC còn có thể truyền tải được âm thanh Hi-Res Audio chuẩn 24bit/96kHz.
Tất nhiên là codec LDAC luôn được Sony ưu tiên sắm trên các dòng tai nghe Bluetooth của hãng.
Xem thêm: Tìm hiểu về LDAC
Tổng kết lại thì:
Nhằm đáp ứng nhu cầu nghe nhạc không dây chất lượng cao của thời đại ngày nay, và cả những game thủ muốn tối ưu hóa độ trễ thì các bộ codec ra đời để giải quyết các nhu cầu giải trí đó.
Và chắc chắn là cuộc đua về các bộ Audio Codec vẫn chưa dừng lại ở đó, hãy chờ xem chúng ta được hưởng những lợi ích gì khi ngày càng có những bộ codec ngon trên những chiếc tai nghe Bluetooth nhé.