Top 7 tai nghe nhét tai dành cho gaming tốt nhất hiện nay

Nếu bạn đang tìm kiếm một cặp tai nghe gaming thoải mái và không cồng kềnh như các dòng tai nghe gaming chụp tai không dây khác mà vẫn có chất lượng âm thanh sống động và đặc biệt là có độ trễ thấp thì tai nghe gaming nhét tai là lựa chọn không thể nào tốt hơn.

Vậy biết chọn loại nào tốt và phù hợp nhu cầu sử dụng đây?

Đừng lo, TNH ở đây để giúp bạn. Đầu tiên chúng ta cùng đi vào top tai nghe gaming nhét tai không dây tốt nhất hiện nay nhé.

Top 7 tai nghe Gaming nhét tai không dây tốt nhất hiện nay


1. Tai nghe gaming nhét tai Bluetooth Plextone 4life

Tai nghe Bluetooth True Wireless Plextone 4Life
  • Bluetooth 5.0
  • Độ trễ dưới 120ms
  • Phạm vi hoạt động dưới 8m
  • Thời gian dùng 3-4h
  • Hỗ trợ mic đàm thoại
  • Chống nước IPX5

Tai nghe không dây Plextone 4life là dòng tai nghe True Wireless được thiết kế cho việc chơi game với độ trễ cực thấp (dưới 120ms) sử dụng chuẩn Bluetooth 5.0. Kiểu thiết kế kiểu earbuds và màu mè giống như trên các dòng tai nghe True Wireless Sabbat X12 Ultra.

Thời gian sử dụng từ 3-4h cho mỗi lần sạc đầy, đây là mức dung lượng pin dưới trung bình đối với các dòng tai nghe không dây hiện nay, thời gian sạc đầy là 1.5h.

Nếu bạn đang đi tìm tai nghe gaming không dây giá rẻ và gọn gàng nhất thì Plextone là lựa chọn không thể tốt hơn bởi nó nằm trong phân khúc tai nghe Bluetooth dưới 500k, với tai nghe này bạn có thể chơi các game như PUBG và các loại game khác mà không sợ bóp cò một hồi rồi mới nghe thấy tiếng súng.

Ưu điểm

  • Giá rẻ
  • Màu sắc bắt mắt và trẻ trung
  • Độ trễ cực thấp

Nhược điểm:

  • Dung lượng pin chưa được xuất sắc

2. Tai nghe gaming nhét tai ZNT GamePods

Tai nghe gaming không dây giá rẻ ZNT
  • Bluetooth 5.0
  • Có chế độ gaming
  • Chống nước IPX5
  • Dung lượng pin dùng được tới 5h,  với 16h từ hộp sạc.
  • Cổng sạc type C
  • Khoảng cách sử dụng: 10m

Tai nghe ZNT Gamepods có thiết kế nhẹ, cầm hơi nhám tay nhưng chắc chắn. Thao tác gập đóng chắc chắn, tai nghe vừa tai, nhưng tai ai nhỏ thì sẽ ngộp vì bít. Chất âm bass cao hơn treble nhưng chấp nhận được.

Tai nghe chuyên gaming nên nó có hai chế độ Music và Game. Đặc biệt vỏ hộp có đèn led khi đeo khá ngầu và lạ trông rất láo và đầy khiêu khích.

Có microphone để bạn đàm thoại, chống nước IPX5 và được sạc qua cổng usb type C phổ biến hiện nay.

sử dụng con chip PIXART mới nhất cho độ trễ cực thấp để bạn chơi game, tai nghe có 3 microphone do đó khả năng đàm thoại tốt để bạn dễ dàng trao đổi với các thành viên trong team.

Nhìn chung thì chúng ta có một tai nghe được thiết kế hoàn toàn độc lạđẹp, âm thanh bass & treble nghe hay.

Tự động kết nối rất nhanh mở hộp sạc ra là kết nối luộn, bạn có thể dễ dàng điều khiển bằng việc gõ vào tai nghe 2 lần để tạm dừng/tiếp tục phát nhạc , gõ 1 lần tai nghe phải (R) để tăng âm lượng và gõ 1 lần tai nghe trái (L) giảm âm lượng.

Với ZNT Gamepods thì cho khả năng nghe nhạc tốt, chơi pubg delay rất thấp. hoàn hảo trong giá tiền.

Ưu điểm:

  • Thiết kế hầm hố, ngầu
  • Độ trễ gần như không có

Nhược điểm:

  • Không có âm thanh vòm
  • Không có sạc không dây
  • Không có chống ồn

3. Tai Nghe True Wireless Knowledge Zenith KZ Z1

Tai Nghe True Wireless Knowledge Zenith KZ Z1
  • Bluetooth 5.0
  • Kiểu tai: in-ear
  • Có chế độ gaming hoặc music riêng biệt
  • Chống nước IPX5
  • Dung lượng pin 40mAh dùng được tới 4h, kết hợp với 12h từ hộp sạc.
  • Cổng sạc micro USB
  • Có mic đàm thoại
  • Điều khiển cảm ứng
  • Khoảng cách sử dụng: 10m

Tai nghe Knowledge Zenith KZ Z1 mang đến cho bạn trải nghiệm mới mẻ và đầy táo bạo với những thiết kế độc đáo cùng với mức giá dễ chịu ở phân khúc tai nghe True Wireless dưới 1 triệu đồng.

Để phục vụ và mang lại trải nghiệm tốt nhất cho những game thủ thì tai nghe có chế độ Game Mode giúp giảm độ trễ âm thanh tối đa cho quá trình chơi game được mượt mà hơn, để kích hoạt tính năng này thì bạn chỉ cần chạm 3 lần vào tai nghe.

Điểm khá thất vọng ở chiếc tai nghe hay này đó là thời lượng pin chỉ sử dụng liên tục 2h, đây là con số mà mình không thể chấp nhận được đối với các dòng tai nghe True Wireless hiện nay, nhất là nó ở phân khúc tai nghe không dây 1 triệu.

Ưu điểm:

  • Thiết kế lạ
  • Độ trễ gần như không có

Nhược điểm:

  • Thời lượng pin chưa tốt
  • Không có sạc không dây
  • Sử dụng cổng sạc micro USB lỗi thời

4. Tai nghe gaming nhét tai Flydigi CyberFox T1

Tai nghe gaming Flydigi CyberFox T1
Tai nghe gaming Flydigi CyberFox T1
  • Bluetooth 5.0
  • Có chế độ gaming hoặc music riêng biệt
  • Chống nước IPX5
  • Dung lượng pin 40mAh dùng được tới 4h, kết hợp với 20h từ hộp sạc.
  • Cổng sạc type C
  • Khoảng cách sử dụng: 10m

Tai nghe Flydigi CyberFox T1 là dòng tai nghe True Wireless với phong cách thiết kế độc lạ và có hơi hướng tương lai với kiểu tai nghe kéo dài phần dưới như các dòng tai nghe Airpods của Apple và có 3 hình tròn như mắt thần ở bề mặt housing của tai nghe.

Khả năng chống nước của tai nghe là IPX5 nên bạn có thể mang đi tập thể dục hay thậm chí nghe nhạc dưới trời mưa nhẹ.

Công nghệ độc quyền SpeedFox 2 cho độ trễ cực thấp (60m/s) nên tai nghe Flydigi CyberFox T1 rất phù hợp chơi game, có thể nói với độ trễ này thì tai người bình thường nghe như không có độ lệch âm thanh nào đáng kể.

Trong các tựa game sinh tồn thì việc lắng nghe được các âm thanh của đối thủ sẽ đóng một vai trò rất quan trọng trong việc giành thắng lợi. Với tai nghe nhét tai gaming Flydigi CyberFox T1 bạn có thể nghe rõ ràng và chính xác vị trí và khoảng cách của kẻ địch, và đưa ra những phương án tác chiến ưu việt hơn.

Việc độ trễ thấp, có âm thanh vòm và kết hợp với thời lượng sử dụng pin 4h và cộng với hộp sạc 20h thì tai nghe Flydigi CyberFox T1 thuộc phân khúc tai nghe không dây 1 triệu cho bạn trải nghiệm mượt mà nhất với các game mà bạn ưa thích.

Ưu điểm:

  • Thiết kế lạ
  • Độ trễ gần như không có
  • Tái tạo âm thanh vòm

Nhược điểm:

  • Thời lượng pin chưa tốt
  • Không có sạc không dây
  • Không có chống ồn

5. Tai nghe Gaming True Wireless Somic GX501

Tai Nghe True Wireless Somic GX501
  • Bluetooth 5.0
  • Chống nước IPX4
  • Độ trễ 65ms
  • Hai chế độ: game/music
  • Có mic đàm thoại
  • Thời gian nghe nhạc: 4h. Kết hợp với hộp sạc là 18h.

Tai nghe không dây hoàn toàn SOMIC GX501 hay còn có tên gọi khác là Stincoo GX501 là dòng tai nghe cho các thể loại game PUBG, bắn sùng  FPS bởi cho độ trễ cực thấp (chỉ 65ms) và có thiết kế hầm hố mạnh mẽ với đèn LED hình chim ưng ở mặt ngoài.

Là dòng tai nghe không dây phục vụ cho gaming nên SOMIC GX501 có 2 chế độ riêng biệt là Game và nghe nhạc.

Khi bật chế độ game thì nó sẽ trở thành một chiếc tai nghe Bluetooth chơi các loại game như pubg không bị delay quá nhiều, và nâng cao trải nghiệm sử dụng hơn.

SOMIc GX501 sử dụng cảm ứng để điều khiển việc chơi nhạc, dừng, nhận cuộc gọi, gọi trợ lý ảo..

Ưu điểm:

  • Độ trễ thấp
  • Có mic đàm thoại
  • Hai chế độ: Game/Music

Nhược điểm:

  • Không có sạc không dây
  • Thời lượng pin chưa tốt

6. Tai nghe gaming Razer HammerHead True Wireless Earbuds

tai nghe gaming Razer HammerHead
  • Khoảng cách kết nối: dưới 10m
  • Thời lượng pin tai nghe: 3h, 13h với hộp sạc
  • Thời gian sạc: 1.5h
  • Trọng lượng: 45g

Nắm bắt xu thế của tương lai là các dòng tai nghe True Wireless (TWS), các hãng công nghệ thi nhau làm tai nghe TWS, và Tai nghe Razer HammerHead là dòng tai nghe True Wireless của hãng làm phụ kiện gaming gear nổi tiếng Razer.

Tai nghe True Wireless gaming Razer HammerHead có hình dạng earbuds giống như các dòng tai nghe Airpods của Apple, về tổng thể thiết kế trông khá đẹp.

Độ hoàn thiện chưa tốt bởi vẫn còn các chi tiết nhựa thừa, các khớp nối nhìn rõ khe hở, đeo lâu sẽ bị khó chịu, hộp sạc chưa được chắc chắn.

Âm bass vừa đủ, chất lượng âm thanh ổn chứ chưa thực sự xuất sắc nếu so với các dòng tai nghe True Wireless dưới 2 triệu. Âm thanh trường rộng và tạo không gian lớn, tuy nhiên âm nhạc cụ chưa được sáng và âm giọng ca sỹ khá ổn nếu bạn nghe nhạc.

Là dòng tai nghe Bluetooth gaming nên Razer HammerHead có chế độ Gaming mode cho độ trễ thấp nhất để bạn có trải nghiệm chơi game tốt nhất.

Razer HammerHead sử dụng cảm ứng để điều khiển tai nghe và có sẵn luôn một ứng dụng để tùy chỉnh tai nghe đó là Razer HammerHead, bạn có thể tìm trên Play Store (iOS) hoặc CH Play (Google).

Bởi chưa có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tai nghe True Wireless nên mình đánh giá Razer HammerHead chưa thực sự xuất sắc về mặt toàn diện nên nếu bạn chỉ đơn giản muốn một tai nghe gaming gọn nhẹ hơn các dòng full size khác thì có thể là một lựa chọn tốt cho việc chơi game.

Mình thì thấy nó chưa thực sự đạt kỳ vọng của mình, nhưng trong mức giá đó thì có thể chấp nhận được, còn bạn, bạn thấy sao về em tai nghe TWS này của Razer thì hãy comment xuống bên dưới nhé!

Ưu điểm:

  • Thiết kế đẹp
  • Sạc type C

Nhược điểm:

  • Thời lượng pin chưa tốt
  • Độ hoàn thiện không cao so với tầm giá

7. Tai nghe gaming nhét tai Bose QuietComfort Earbuds

Tai nghe Bose QuietComfort Earbuds màu đen
Tai nghe Bose QuietComfort Earbuds
  • Thời lượng pin: 6 giờ
  • Có chống ồn
  • Bluetooth: 5.1
  • Hỗ trợ đàm thoại: có

Tai nghe True Wireless Bose QuietComfort cho cảm giác đeo thoải mái để bạn chơi game trong thời gian dài với thời lượng pin sử dụng liên tục là 6h và khi kết hợp với hộp sạc thì bạn có thể sử dụng liên tục tới 16 tiếng.

Đặc biệt ở Bose QuietComfort đó là khả năng chống ồn chủ động và chống ồn thụ động sẽ nâng cao trải nghiệm chơi game của bạn được tốt hơn bởi tai nghe sẽ loại bỏ những âm thanh không mon muốn ở bên ngoài.

Điều đáng tiếc là QuietComfort chỉ được trang bị chuẩn kháng nước IPX4 mà thôi, nhưng điều này cũng không ảnh hưởng đến việc chơi game của bạn bởi IPX4 có thể loại bỏ mồ hôi một cách dễ dàng, chuẩn này không mang đi tắm được nên bạn lưu ý nhé.

Chất lượng âm thanh: 

Gói âm thanh bên trong tai nghe nhét tai Bose QuietComfort này có khả năng tạo ra các nốt trầm sâu và âm thanh sống động như thật cho dù bạn muốn nghe nhỏ hay lớn .

Điều này khá đáng được khen bởi đội ngũ kỹ thuật của Bose. Bởi vì khi bạn giảm âm lượng trên hầu hết các tai nghe, âm trầm có xu hướng biến mất, khiến âm nhạc của bạn nghe nhỏ và rè hoặc cho trải nghiệm gaming không tốt

Bose đã giải quyết vấn đề bằng công nghệ Active EQ tối ưu hóa âm lượng của mình. Sự đổi mới này tự động tăng cường độ trầm và cao để âm nhạc, video và giọng nói bạn đang nghe luôn cân bằng – ngay cả khi bạn thay đổi âm lượng.

Bose QuietComfort cũng có mic để bạn trao đổi liên lạc với các gamer khác, đây là dòng tai nghe Bluetooth tốt dành cho các gamer.

Ngoài việc chơi game thì nó hoàn toàn sử dụng cho nhiều mục đích khác như xem phim, nghe nhạc.

Ưu điểm:

  • Có chống ồn
  • Thời lượng pin dài
  • Kết nối được với PS4, Xbox
  • Có sạc không dây

Nhược điểm:

  • Giá cao

Các tiêu chí chọn tai nghe gaming nhét tai tốt nhất

Tai nghe gaming ngoài chức năng nghe nhạc thì còn phải đáp ứng một số tiêu chí khác để phục vụ cho công cuộc gaming, do đó bạn cần phải lưu ý một số tiêu chí sau để chọn ra tai nghe gaming True Wireless tốt nhất.

Độ trễ

  • Nếu bạn đã biết thì độ trễ của tai nghe True Wireless Airpods Pro là 144ms mà nó đã được khen tới tấp như vậy thì với tai nghe gaming không dây cũng phải có độ trễ tương đương hoặc thấp hơn Airpods Pro thì mới đảm bảo âm thanh không bị delay khi chơi game.

Thời lượng pin

  • Thời lượng pin càng dài thì càng có thêm thời gian trải nghiệm game, hoặc bạn có thể chơi nhiều lần mà chưa cần phải sạc là một lợi thế.
  • Tuy nhiên mình thấy với tai nghe Gaming thì thời lượng pin chưa thực sự tốt lắm mà thay vào đó là các nhà sản xuất tai nghe gaming nhét tai đang tập trung cho trải nghiệm khác, đó là trải nghiệm gaming.

Chế độ chơi game

  • Việc hỗ trợ chế độ gaming sẽ cho trải nghiệm game tốt hơn là chế độ nghe nhạc thông thường, bởi trong game nếu được hỗ trợ âm thanh vòm từ hai kênh trái phải stereo thì bạn có thể nghe được tiếng động đến từ hướng nào để bạn làm chủ được tình huống hơn.
  • Chế độ gaming có thể làm tiêu tốn nhiều năng lượng hơn, do đó bạn cần chú ý khi cài đặt nhé.

Cảm giác đeo

  • Bởi việc chơi game sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian, có thể lên đến hàng tiếng đồng hồ do đó việc đeo thoải mái và không bị đau tai trong thời gian dài là tiêu chí hết sức cần thiết.
  • Với các dòng tai nghe gaming thì bạn nên chọn kiểu tai nghe thiết kế dạng earbuds sẽ cho cảm giác deo dễ chịu hơn bởi nó sẽ không nằm sâu vào tai.
  • Việc đeo các dòng tai nghe in-ear sẽ cho âm bass tốt hơn vì kín hơn nhưng đồng thời cũng làm đau tai nếu đeo trong thời gian dài, còn nếu bạn đeo quen rồi thì không sao.

Tóm lược

Hy vọng bài viết có cái nhìn tổng quan về các dòng tai nghe gaming nhét tai không dây để từ đó chọn ra loại tai nghe phù hợp với nhu cầu và điều kiện kinh tế của mình.

Nếu thấy vài viết hữu ích, hãy chia sẻ để mọi người cùng biết nhé.

Viết một bình luận

Thumbnails managed by ThumbPress