Công việc vệ sinh và bảo quản tai nghe True Wireless là công đoạn quan trọng mà rất nhiều người bỏ qua, còn nếu bạn chưa biết vệ sinh như thế nào và liệu có nên vệ sinh hay không thì.
Và trong bài viết này TNH sẽ giúp bạn thực hiện một số thao tác cơ bản để giúp bạn vệ sinh sạch sẽ tai nghe TWS để anh bạn này được bền bỉ và đẹp theo thời gian nhé!
Chuẩn bị
Các thứ cần chuẩn bị như sau:
- Chổi vệ sinh nhỏ, mịn, nếu không có thì bạn có thể dùng tạm bàn chải đánh răng
- Một ít cồn, dung dịch cồn được khuyến cáo ở đây là cồn 70 độ
- Bông
- Khăn khô, phải là khăn sạc, làm từ sợi microfiber, là loại khăn mà thường có trong các hộp đựng kính – vệ sinh kính, hoặc tận dụng lại khăn để lau khi dán màn hình điện thoại.
- Bông ngoáy tai
Các bước vệ sinh tai nghe TWS
Lưu ý trước khi vệ sinh:
+ Không để nước thấm vào màng loa tai nghe
+ Không để nước lọt vào khe cổng sạc và các chân sạc cũng như vỏ hộp tai nghe.
Là bởi vì tai nghe thì có tiêu chuẩn kháng nước chứ hộp sạc thì không thể kháng nước được.
Và một điều nữa là tai nghe mặc dù có tiêu chuẩn kháng nước nhưng không thể chống nước hoàn toàn được, nghĩa là Water Resistant chỉ là mức kháng nước nhẹ, chứ không chống nước hoàn toàn.
Bước 1: Lấy chổi vệ sinh đánh nhẹ bề mặt xung quanh hộp tai nghe rồi lấy tai nghe ra và đánh nhẹ phần bên hốc đựng tai nghe, chỗ chân pin.
Chú ý không dùng vật nhọn để đâm vào hai cái hố để chứa tai nghe TWS, đặc biệt là phần chân sạc bởi sẽ rất dễ làm hỏng chân sạc.
Hai cái hố chứa tai nghe này bạn chỉ dùng vải mịn hoặc tăm bông ẩm hoặc vắt kiệt cồn để lau và vệ sinh, hai khe này cũng chứa nhiều vi khuẩn và bụi bẩn.
Nếu phần chân sạc này dùng lâu ngày sẽ bị bám bẩn, và đôi khi nó là nguyên nhân gây ra hiện tượng bỏ tai nghe vào hộp nhưng không sạc được cho tai nghe TWS bởi bụi bẩn đã ngăn phần tiếp xúc chân sạc của hộp và tai nghe lại với nhau.
Chúng ta có thể tẩm cồn và vệ sinh phần chân sạc trong hộp sạc này cho sạch nhé.
Bước 2: Vệ sinh housing
Nếu là tai nghe earbuds thì chúng ta sẽ lấy chổi đánh qua chỗ phần màng loa, đánh nhẹ nhàng. Sau đó lấy tăm bông tẩm cồn và vắt khô nước rồi đánh quay tròn tăm bông nhẹ lên phần màng loa để đánh bay vết dơ, vết bụi ở đó.
Vệ sinh eartips:
Nếu là tai nghe TWS kiểu dáng in-ear thì ta lấy ear-tips ra để vệ sinh eartips trước, cũng lấy chổi đánh nhẹ, loại bỏ ráy tai hoặc tóc, lông dính vào, có thể lấy bông nhúng cồn để vệ sinh đồng thời diệt khuẩn cho phần eartips này.
Tips: bạn cũng có thể dùng Blu-Tack để chấm lên đầu màng loa để hút những chất bẩn khó lấy ra.
Một số eartip thì rỗng còn một số eartip thì có phần lưới thì chú ý khi đánh bằng bàn chải hoặc bất kỳ dụng cụ nào mà bạn sử dụng để lấy ráy tai ra, tuyệt đối không nên làm rách hoặc thủng phần lưới này nhé.
Sau đó bạn lột eartips ra và lấy tăm bông xoi xoi vào vị trí khe của Eartips, chỗ vùng này ráy tai và da chết ứ đọng khá nhiều.
Phần eartips này tiếp xúc với tai và đặc biệt là ráy tai và da chết ở ống tai, nó rất bẩn và nhiều vi khuẩn, cần phải vệ sinh kỹ phần này.
Sau đó để khô rồi mới cho vào housing,
Tiếp đến là vệ sinh màng loa tương tự như việc vệ sinh màng loa ở tai nghe kiểu dáng earbuds như ở trên.
Và vệ sinh tổng thể housing, bạn lấy khăn thấm cồn và lau nhẹ xung quanh, cho nó sạch là được.
Ở những khe hẹp thì rất bẩn, chỗ góc này thì bạn lấy tăm bông thấm cồn để vệ sinh, và chú ý lấy tăm bông vệ sinh luôn chỗ các đường khớp nối của tai nghe, chỗ này rất bẩn, nhất là với những chiếc tai nghe có độ hoàn thiện chưa cao thì rãnh này hở nhiều và bụi bẩn sẽ bám vào đây.
Phần vị trí chân sạc trên tai nghe cũng cần phải được quan tâm, nếu bụi bẩn bám dính vào thì vệ sinh sạch sẽ bạn nhé.
Có nên vệ sinh tai nghe TWS
Tai nghe rất bẩn theo thời gian nên việc vệ sinh là hoàn toàn cần thiết, và trên tai nghe còn có các loại vi khuẩn có hại cho sức khỏe, hiện nay thì chỉ có một số dòng tai nghe TWS của LG như Tone Free FN6 mới có chức năng diệt khuẩn bằng tia UV, còn lại rất ít hãng trang bị công nghệ này.
Vậy bao lâu mới nên vệ sinh một lần?
Điều này phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: tần suất sử dụng tai nghe của bạn, môi trường sử dụng tai nghe như là ngoài đường hay trong nhà, cơ địa của mỗi người mỗi khác nên có người ít ráy tai người nhiều ráy tai.
Không có một khoảng thời gian cụ thể chính xác cho từng loại tai nghe và từng người được, Bạn cứ thấy tai nghe bẩn thì vệ sinh, hoặc có thể vệ sinh định kỳ mỗi tháng 1 lần hoặc 2 tháng một lần.
Công đoạn vệ sinh cũng không mất quá nhiều thời gian khi đã quen, vệ sinh tai nghe rất cần thiết để bảo đảm an toàn với các loại vi khuẩn nấm mốc cũng như việc cho tai nghe trở nên đẹp hơn và thân thiện hơn với chúng ta.
Đặc biệt với những dòng tai nghe TWS có màu trắng như Airpods Pro thì có màu trắng thì cho dù không bẩn lắm nhưng sẽ bị ố vàng sau một thời gian sử dụng và chúng ta cần vệ sinh thêm để loại bỏ vi khuẩn.